fbpx

Bán nhà – Bài học về quản lý tài chính cá nhân

Nếu có cơ hội bước lại thời điểm 20 năm trước, Nguyễn Ngọc Vũ sẽ học kiến thức về quản lý tài chính cá nhân. Đây chính là chìa khóa vàng giúp mở ra cánh cửa của sự giàu có và thịnh vượng.

Câu chuyện nguyễn ngọc vũ bán nhà và bài học về quản lý tài chính cá nhân

Người xưa dạy rằng AN CƯ MỚI LẠC NGHIỆP… Trưởng thành là phải có cái nhà trước rồi mới tính tiếp những chuyện khác trong đời. Nguyễn Ngọc Vũ nghĩ rằng đó không phải là một tư duy đúng với kinh nghiệm về quản lý tài chính cá nhân hiện đại.

Cũng như rất nhiều trong các bạn, từ nhỏ mình được dạy rằng phải học tập cho giỏi để lớn lên có nghề nghiệp ổn định, rồi tiết kiệm để xây nhà, rồi làm đến già sẽ có lương hưu… rồi ch.ế.t !

Kết quả là năm 30 tuổi mình tiết kiệm được một ít, rồi vay thêm tiền để cất cho mình căn nhà che mưa che nắng. Bấy giờ, mọi người trong nhà tự hào về mình lắm, đó là một dấu ấn thành công. Vì đâu đó bạn bè đồng trang lứa còn phải bươn chải vất vả hơn mình.

Nhưng mà đời nó đâu có như mình mơ đâu bạn!

Thời gian đầu công việc thuận lợi thì, việc thanh toán tiền vay của ngân hàng nó không phải là vấn đề lớn. Tới cái lúc phát sinh thì những vấn đề bắt đầu xuất hiện. Công việc làm thêm không còn thuận lợi, thu nhập từ nó cũng giảm đi. Trong khi chi phí thì ngày càng tăng dần lên. Lúc đầu mình chỉ mới có một đứa con thôi, sau này sinh thêm đứa nữa thì chi phí tăng lên nhiều lắm.

Các kỳ trả nợ ngân hàng bắt đầu có hiện tượng chậm dần. Mình cảm thấy mệt mỏi, gia đình cũng bắt đầu xảy ra những rạn nứt, giận hờn và mất kết nối. Khi ấy, để có tiền cho sinh hoạt hàng ngày và giảm áp lực từ ngân hàng, mình bắt đầu biết đến tín dụng ở bên ngoài xã hội.

(Sau này khi học về tài chính thì mới biết việc này nó làm cho bức trang tài chính ngày càng tồi tệ hơn. Nó vi phạm nguyên tắc lấy khoản vay lãi cao trả cho khoản vay lãi thấp, lấy ngắn hạn trả cho dài hạn)

Việc gì đến cũng đến, chủ nợ ngày một nhiều lên, họ gây áp lực đến gia đình mình. Đó là một trải nghiệm tồi tệ. Cũng may lúc ấy, mình bắt đầu đọc sách về tài chính cá nhân và học Phật pháp. Mình nhận ra rằng, cái nhà mà mình đang ở chính là nguyên nhân của những vấn đề.

Sử dụng đòn bẩy tài chính không đúng với nguồn lực là nguyên nhân của phần lớn những vụ sụp đổ phá sản của nhân loại. Căn nhà lúc đó trở thành một món tiêu sản có sức tàn phá kinh khủng.

Hơn 10 năm trước, với tình hình nợ nần chồng chất không có cách nào thoát ra được, mình đã quyết định bán đi căn nhà của mình… và đó cũng là một ngã rẽ quan trọng trên con đường phát triển về tài chính của mình.

Mình học Phật và mình hiểu được rằng, buông bỏ những thứ gây ra đau khổ là một phương pháp màu nhiệm. Vậy là mình bàn với vợ để quyết định bán đi căn nhà.

Khi ấy, ngoài việc trả hết nợ thì tụi mình cũng còn một khoản dư ra để làm lại. Màu nhiệm thay, khi bạn thay đổi suy nghĩ trong tâm trí thì mọi việc sẽ thay đổi thuận theo tâm tư của bạn.

Mình quyết định bán nhà và đăng bài lên facebook. Cùng lúc đó, mình cũng chủ động liên lạc với ngân hàng và các chủ nợ.

Thông báo cho họ biết rằng mình không có ý chiếm đoạt tiền của họ, chỉ là mình gặp vấn đề về tài chính, và mình sẽ bán nhà để giải quyết. Nhờ vậy, họ không còn gây áp lực nhiều. Dĩ nhiên là đầu óc mình bắt đầu có nhiều thời gian và năng lượng hơn để suy nghĩ việc khác.

(Lúc bị đòi nợ thi không làm ăn gì được đâu các bạn, rất mất bình tĩnh và nhiều suy nghĩ tiêu cực lắm)

Và với nguồn năng lượng mới đó, mình lại lao ra kiếm tiền và giải quyết dần. Đến bây giờ, thì căn nhà đó vẫn còn chưa bán nhưng các khoản nợ đều đã giải quyết xong. Chẵn những vậy, vợ chồng mình còn mua thêm được nhiều căn nhà khác, đẹp hơn, rộng hơn, dĩ nhiên là cũng nhiều tiền hơn.

Hôm nay lục lại facebook củ, nhìn lại những tấm hình… kỹ niệm tràn về và mình viết những dòng này. Một mặt là để ghi lại kỹ niệm, mặt khác cũng muốn chia sẻ đến bạn những bài học mà nếu có nó, mình tin rằng cuộc sống của bạn sẽ không phải sai lầm giống như mình.

Những bài học mà Nguyễn Ngọc Vũ nhận ra được

  • Đừng xem căn nhà là cột mốc cho sự trưởng thành của bạn, đừng cố chứng minh cho mọi người rằng bạn đã thành công bằng cách sở hữu căn nhà. Dĩ nhiên, có nhà là tốt nhưng phải đúng thời điểm.
  • Đừng sử dụng đòn bẩy tài chính quá sức. Nếu có thì phải có kết hoạch chi trả thật chi tiết và phải có dự phòng rủi ro.
  • Đừng sỉ diện, bám chấp vào những lời dị nghị của thiên hạ. Cái bạn cần là biết rõ mình làm gì? Vì sao làm như vậy?
  • Mọi thứ đến với bạn là do nhân duyên, và rời khỏi bạn cũng bởi nhân duyên. Cứ bình thãn, hoan hỷ mà đón nhận mọi thứ, rồi những điều tốt đẹp sẽ đến.
  • Gia đình là quan trọng nhất, đó là tình cảm, là sự đoàn kết, yêu thương, gắn bó. Vật chất chỉ là phương tiện để gia đình hạnh phúc hơn.

Cuối cùng, thông điệp mình muốn gởi đến bạn, đó là hãy biết ơn mọi thứ đến với cuộc đời mình, bất chấp đó là niềm vui hay nỗi buồn, đó là thành công hay thất bại. Quá khứ đã qua thì không bao giờ thay đổi được, hãy yêu thương, trân trọng và biết ơn nó, rút ra bài học để sau này tốt hơn.

Chúc bạn luôn luôn có được sự bình yên và trải nghiệm một cuộc đời xứng đáng.”